Lanh tô là 1 bộ phận không thể thiếu ở các lỗ tường, lỗ cửa hay lỗ tủ, … chức năng của chúng dùng để đỡ các khối đó, tạo nên 1 bề mặt lỗ ở cửa tường, để bạn hiểu hơn về lanh tô là gì, hãy cùng chúng tôi phân tích đặc điểm của chúng.

Lanh tô nghĩa là gì?

Lanh tô là từ ngữ xuất phát gốc từ Pháp, viết đúng của chúng “Linteau”, còn nó đã được dịch ra tiếng anh “Lintel”. Dù là với tên gọi thế nào?

Mọi người cũng chỉ đang quan tâm đến cụm “lanh tô là gì?” – hiểu đơn giản lanh tô chính là loại kết cấu hỗ trợ chịu lực trên các lỗ cửa tường, cửa sổ, … cụ thể như 1 chiếc cầu nối để nối điểm này với điểm kia lại.

Phân loại lanh tô

Lanh tô có rất nhiều loại, tùy thuộc vào khẩu độ khác nhau mà chúng sẽ có tải trọng và hình dáng khác nhau.

Vì thế mà trong mỗi công trình, chủ thầu sẽ lựa chọn 1 dạng lanh tô phù hợp nhất, hãy cùng chúng tôi điểm qua 1 vài loại phổ biến thường được dùng trong công trình nhất:

Lanh tô gạch cốt thép

Đây là loại như gạch xây nhà thông thường nhưng bắt buộc bạn phải dùng loại vữa xi măng cát, ở phần tên của cốp pha cũng phải phủ 1 lớp vữa dày khoảng 2.5 cm, đặt thêm thanh thép tròn hoặc thép bản để hỗ trợ chịu lực.

lanh-to-gach-cot-thep

Cứ ½ gạch thì cho đặt 1 cốt thép (uốn cong cốt thép vào tường với độ sâu ít nhất 1 gạch). Bạn có thể thấy, loại này chỉ dùng cho những lỗ cửa có chiều rộng nhỏ nhất từ 2m.

Khi đó trọng tải lanh tô càng lớn thì chiều rộng của cửa lớn 2m thì phải có sự tính toán lại và tuân theo quy định phù hợp.

Lanh tô cuốn

Đối với lanh tô cuốn lại được phân làm 3 loại: cuốn thẳng, cuốn lược và cuốn tròn ½. Chi tiết sử dụng từng dạng như sau:
Lanh tô cuốn thẳng

lanh-to-cuon-thang

Khi xây gạch được xây theo kiểu nghiêng (2 bên), còn viên ở giữa xây thẳng đứng. Nếu bạn có sử dụng gạch bình thường không cần phải chặt xén bớt đi để tạo độ xiên cũng được và lanh tô cuốn thẳng sẽ hợp cho khẩu độ lỗ cửa rộng khoảng 1,25m.

Lanh tô cuốn vành lược

Hình dáng của loại này ở dạng 1 đoạn cung tròn, bán kính nhỏ nhất bằng khoảng ½ chiều rộng lỗ cửa. Khi đó gạch xây sẽ có độ cong lớn nhất và phải dùng đến gạch xiên góc.

lanh-to-cuon-vanh-luoc

Lanh tô bê tông cốt thép

Lanh tô bê tông cốt thép được thi công theo phương thức đặc biệt nên đã phân ra 2 loại: Lanh tô bê tông cốt thép đỗ tại chỗ

Chiều cao và số lượng cốt thép sẽ có 1 con số cụ thể sau khi đã tính toán và ghi nhận. Ngoài ra còn tùy vào chiều dày bức tường của bạn để có thể tạo ra kích thước phù hợp nhất (có thể dạng hình chữ L khi tường dày 1^1/2 gạch – hình dạng này sẽ làm gối tựa đỡ tường gạch bên ngoài tốt nhất).

Độ dày của lanh tô sẽ bằng với tường gạch, nó sẽ kết hợp với sàn và ô văng

Lanh tô đúc sẵn

Bạn sẽ nhìn thấy lanh tô đúc sẵn chính bằng bội số của kích thước ½ viên gạch, đối với chiều cao dày 1, 2, 3 hàng gạch còn chiều rộng nên từ ½ gạch, 1 gạch hoặc 1^1/2 gạch.

Trong thi công người ta hay sử dụng loại đúc sẵn vì tốc độ thi công sẽ rút ngắn rất nhiều.

Còn một số loại lanh tô khác lanh tô gỗ, lanh tô thép, …

Hy vọng rằng với những thông tin về lanh tô mà Danasun vừa đem lại cho bạn đã giúp bạn hiểu được lanh tô là gì, phân loại và chi tiết cấu tạo của từng loại lanh tô thế nào.

4.6/5 - (11 votes)
4.6/5 - (11 votes)

Với đam mê và kinh nghiệm về kiến trúc, nội thất, tôi là Lê Công Tùng tác giả tại DanaSun, luôn sẵn sàng chia sẻ cho bạn những dịch vụ, phong cách, hình ảnh đẹp về kiến trúc xây dựng và nội thất, phong thủy.

Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments