Hdf là gì? Có thể bạn đã từng nghe qua nhưng không để ý kỹ. HDF là loại gỗ hay ván gỗ ép được sử dụng trong ngành công nghiệp.
Nếu bạn đang có nhu cầu tìm hiểu về gỗ HDF hãy xem xét độ tiêu chuẩn của nó kỹ trước khi đưa ra quyết định.
Mục lục nội dung
Giới thiệu về gỗ hdf
HDF có cấu tạo hơn 85% từ tự nhiên, 15% còn lại đến từ các nguyên liệu phụ gia khác. Chúng có khả năng kết dính lại với nhau nên tạo thành những ván gỗ chắc chắn.
Phần gỗ tự nhiên góp phần trong đây đã được lấy từ rừng trồng ngắn ngày, có thể chất lượng gỗ không tốt như những loại tự nhiên để lâu năm khác nhưng bằng phương pháp sản xuất công nghệ cao, sản phẩm nén ép dưới áp suất cao nên gỗ cứng cáp hơn.
Quy trình sản xuất HDF
+ Bước 1: Nguyên liệu lấy từ gỗ sẽ được sơ chế đẻ bỏ phần vỏ cũng như làm sạch bụi bẩn trước.
+ Bước 2: Lấy phần gỗ đó đem đi chụm qua nước sôi. Sấy khô ở nhiệt độ cao (lên đến 2000 độ C)
+ Bước 3: Tiếp đến nghiền gỗ ra thành bộ sau đó đem trộn chung với chất phụ gia để làm tăng độ cứng và kết dính cho gỗ.
+ Bước 4: Đem chúng đi ép với áp suất cao và định hình tấm
Với mỗi thành phẩm từ tấm gỗ HDF thì tiêu chuẩn sẽ là 2000×2400 mm, với độ dày tầm 6 – 24 mm ( tùy theo mục đích sử dụng của các công trình).
Quy trình chưa dừng lại ở đây, vì khi những tấm HDF này ra lò người ta tiếp tục đem đi cán thêm qua các bề mặt thích hợp như laminate, veneer hay acrylic để làm tăng thêm vẻ đẹp thẩm mỹ cho gỗ.
Tìm hiểu thêm về ván gỗ là gì? Báo giá ván gỗ ép chi tiết nhất tại bài viết này
Phân loại gỗ HDF
Gỗ HDF chia làm 2 loại: HDF siêu chống ẩm và Black HDF siêu chống ẩm
Loại siêu chống ẩm
Chức năng của chúng là có khả năng chống lại độ ẩm, kháng nước được lâu hơn và đặc biệt là không gây ẩm mốc trong thời tiết mưa gió bão bùng ngắn ngày.
Vì thế mà gỗ HDF siêu chống ẩm thường dùng làm cửa nhà ở, cửa các kho xưởng, …
Loại Black HDF
Loại gỗ này cũng thuộc dạng chống ẩm nhưng khác là chúng có màu đen. Do trong quá trình sản xuất nó dùng 1 lực nén lớn hơn (chắc chắn hơn).
Vì vậy màu sắc chỉ nhằm mục đích bạn phân biệt hai loại gỗ HDF siêu chống ẩm thôi. Còn về cả 2 thì đều có khả năng chống thấm cực tốt.
Lý do bạn nên chọn gỗ HDF cho công trình là gì?
Bởi gỗ HDF có những ưu điểm nổi bật mà ít có sản phẩm gỗ nào đạt được. Kể cả gỗ tự nhiên lâu năm cũng chưa chắc bằng. Điển hình như:
+ Độ cứng cao, khả năng chịu áp lực lớn
+ Chống thấm nước, chống ẩm, không gây hư mốc gỗ
+ Thân thiện với môi trường vì thành phần gỗ tự nhiên rất nhiều
+ Nó được xem là giải pháp cho các công trình thi công xây dựng nhà ở, từ ngoại thất ngoài trời đến nội thất bên trong nhà.
+ Tính chất cách âm, cách nhiệt tốt cũng là điểm cộng cho các công trình như phòng học, phòng họp, khách sạn, công ty lựa chọn.
+ Tuổi thọ rất cao so với một số dạng gỗ kết hợp cùng loại khác.
+ Giá gỗ HDF cũng phải chăng, nếu mua số lượng lớn sẽ còn có giá tốt hơn nhiều.
Xem thêm: Tất tần tật về sàn gỗ công nghiệp
Lời kết
Như vậy, gỗ HDF là gì? Cấu tạo và ưu điểm của chúng là gì đã được DanaSun chia sẻ hết cho bạn trong bài viết này rồi.
Hy vọng đây là những thông tin hữu ích mà bạn đang tìm kiếm, nếu bạn quan tâm hãy dùng thử gỗ này cho công trình nhỏ của mình để cảm nhận giá trị to lớn của chúng.