Bạn đang có ý định mở một nhà xưởng công nghiệp nhưng lại không biết nên bắt đầu từ đâu và thiết kế nhà xưởng công nghiệp như thế nào?

Nhằm giúp bạn giải đáp những khó khăn này, hôm nay Dana Sun sẽ có bài viết phân tích rõ về thiết kế nhà xưởng công nghiệp. Hãy theo dõi để hiểu rõ hơn.

Tiêu chuẩn thiết kế nhà xưởng công nghiệp

Mái và cửa mái

Tùy thuộc vào vật liệu lợp mái, độ dốc của mái nhà sản xuất để lấy như sau:

+ Mái lợp ngói: từ 50 % đến 60 %

+ Mái lợp tấm bê tông cốt thép: từ 5 % đến 8 %

+ Tấm lợp amiăng xi măng: từ 30% đến 40%

+ Mái lợp tôn múi: từ 15 % đến 20 %

mai-va-cua-mai
Mái và cửa mái trong thiết kế nhà xưởng

Tùy theo điều kiện của vật liệu lợp và yêu cầu công nghệ mà mái sản xuất thiết kế thoát nước bên trong hoặc bên ngoài. Mương thoát nước nhất thiết phải có nắp đậy bằng bê tông cốt thép và tháo lắp thuận tiện.

Trong thiết kế mái nhà xưởng chiều dài của cửa mái không được lớn hơn 84 m. Cửa mái nên đặt lùi vào một bước cột cách đầu hồi nhà.

Nền và móng

Phần móng

Thiết kế nền và móng cần căn cứ vào yêu cầu công nghệ tải trọng, điều kiện địa chất công trình. Cần tuân theo quy định trong TCVN 2737 :1995.

Với những trường hợp nền đất yếu, nhất thiết phải có những biện pháp xử lý thích ứng. Khi chọn phương án nền móng ngoài việc tuân theo quy định trong 3.2 của tiêu chuẩn cần căn cứ vào kết cấu công trình. Mật độ công trình trên khu đất xây dựng

phan-mong
Thiết kế nền và móng cần căn cứ vào yêu cầu công nghệ tải trọng

Độ cao mặt trên của móng nhất thiết phải thiết kế thấp hơn mặt nền. Độ chênh lệch lấy như sau:

+ 0,5 m đối với cột có khung chèn tường.

+ 0,15 m đối với cột bê tông cốt thép.

+ 0,2 m đối với cột thép.

Những móng dưới tường gạch chiều sâu đặt móng không lớn hơn 0,15 m nên thiết kế móng bê tông, bê tông đá hộc v.v… Khi chiều sâu đặt móng lớn hơn 0,15 m nên thiết kế dầm đỡ tường.

Phần nền

Nền của bê tông cần phải chia thành từng ô. Mỗi ô không lớn hơn 0,6 m. Lớp bê tông lót phải có chiều dày lớn hơn 0,1 m, có mác nhỏ hơn 150.

Chiều rộng của hè nhà lấy từ 0,2 m đến 0,8 m. Độ dốc của hè lấy từ 1% đến 3%. Nên sử dụng các kết cấu nền có các dạng:

+ Nền lát gạch xi măng

+ Nền bê tông cốt thép

+ Nền lát ván gỗ, chất dẻo

+ Nền bê tông

+ Nền bê tông có phoi thép chịu va chạm

+ Nền thép

+ Nền bê tông atphan

+ Nền bê tông chịu được sự ăn mòn của axít, kiềm

Cửa sổ, cửa đi

Nên sử dụng tối đa cửa sổ, cửa đi và lỗ thông thoáng mục đích đảm bảo thông gió và chiếu sáng tự nhiên tốt nhất. Trong thiết kế nhà xưởng công nghiệp cần lưu ý:

cua-so-cua-di
Sử dụng tối đa cửa sổ, cửa đi để đảm bảo thoáng mát cho nhà xưởng
  • Đối với cửa sổ cao không lớn hơn 2,4 m kể từ mặt sàn cần phải thiết kế cửa sổ đóng mở được.
  • Khi cần có yêu cầu chống gió bão diện tích lắp kính nên cao lớn hơn 2,4 m kể từ mặt sàn phải cố định.
  • Nếu lắp cánh cửa phải có bộ phận kẹp giữ chắc chắn và đóng mở hàng loạt bằng cơ khí.

Tường và vách ngăn

Tường nhà được thiết kế dưới các dạng sau:

  • Tường chịu lực
  • Tường tự chịu lực
  • Tường chèn khung

Vật liệu làm tường có thể là gạch, đá thiên nhiên, tấm amiăng xi măng, tấm bê tông cốt thép. Chân tường gạch nên có lớp chống thấm nước mưa bằng bitum hay vật liệu khác.

Lớp chống ẩm dưới chân tường cần phải bằng vữa xi măng mác 75, chiều dày 20 cm và đặt ngang tại cao độ của mặt nền hoàn thiện.

Bản vẽ thiết kế nhà xưởng công nghiệp

Sau đây là bản thiết kế nhà xưởng công nghiệp nhà tiền chế cơ bản. Bạn có thể tham khảo.

ban-ve-thiet-ke-nha-xuong-cong-nghiep
ban-ve-thiet-ke-nha-xuong-cong-nghiep

ban-ve-thiet-ke-nha-xuong-cong-nghiep-3
ban-ve-thiet-ke-nha-xuong-cong-nghiep-4
ban-ve-thiet-ke-nha-xuong-cong-nghiep-5
ban-ve-thiet-ke-nha-xuong-cong-nghiep-6
ban-ve-thiet-ke-nha-xuong-cong-nghiep-7
ban-ve-thiet-ke-nha-xuong-cong-nghiep-8

Quy trình thiết kế nhà xưởng tại Dana Sun

Dana Sun chuyên tư vấn, thiết kế kiến trúc, nội thất xây dựng chuyên nghiệp nhất. Với đội ngũ Kỹ sư – Giám sát – Thiết kế nhiều năm kinh nghiệm chúng tôi sẽ đem tới cho bạn bản thiết kế nhà xưởng chuẩn và tốt nhất với chi phí đúng mức.

doi-ngu-thiet-ke
Dana Sun sở hữu đội ngũ thiết kế chuyên nghiệp

Quy trình thiết kế xây dựng nhà xưởng

Bước 1: Khảo sát địa chất của công trình kiểm tra năng lực độ biến dạng của đất. Nhằm hạn chế những trường hợp sạt lún lở không mong muốn.

Bước 2: Dựa theo những khảo sát và kiểm chứng chuyên viên xây dựng sẽ đưa ra những giải pháp cụ thể cho mẫu nhà xưởng công nghiệp.

Giải pháp này sẽ tiết kiệm chi phí cho khách hàng. Bước này an toàn lao động và kỹ thuật thi công cũng được “chốt hạ” và đảm bảo an toàn.

Bước 3: Thực hiện thiết kế bản vẽ cơ sở.

Bước 4: Thiết kế bản vẽ thi công. Thể hiện rõ những chi tiết vật liệu, dây chuyền thi công, may móc, phương pháp sử dụng.

Bước 5: Dựa trên hai bản vẽ trên để lựa chọn vật liệu xây dựng cho phù hợp.

Bước 6: Tiến hành xử lý môi trường.

Bước 7: Thực hiện xây dựng nhà xưởng.

Thiết kế bản vẽ thi công là bản vẽ thể hiện đầy đủ các thông số kỹ thuật, vật liệu sử dụng tiêu chuẩn áp dụng.

Đơn giá thiết kế nhà xưởng công nghiệp

Đơn giá thiết kế nhà xưởng công nghiệp tham khảo:

Giá trị dự toánĐịnh mức chi phí thiết kế
200 tỷ1.0 %
100 tỷ1.15 %
50 tỷ1.3 %
20 tỷ1.88 %
10 tỷ2.03 %
7 tỷ2.0%

Giá trên là tham khảo, tùy theo từng nội dung thiết kế mẫu nhà xưởng nhỏ hoặc lớn để có giá đúng nhất.

Video công trình nhà xưởng DanaSun thi công

Nếu bạn thắc mắc hoặc có ý định thiết kế nhà xưởng hãy liên hệ với Dana Sun theo hotline 0932 444 348 hoặc truy cập website https://danasun.vn để biết rõ hơn.

5/5 - (1 vote)
5/5 - (1 vote)

Với đam mê và kinh nghiệm về kiến trúc, nội thất, tôi là Lê Công Tùng tác giả tại DanaSun, luôn sẵn sàng chia sẻ cho bạn những dịch vụ, phong cách, hình ảnh đẹp về kiến trúc xây dựng và nội thất, phong thủy.

Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments