Trong lĩnh vực xây dựng và thi công công trình ở Việt Nam. Chúng ta thường thấy các công trình xây dựng lớn thì chủ đầu tư thường mời các công ty (nhà thầu) đảm nhận trực tiếp thi công công trình.

Nhưng trước khi bắt tay vào triển khai thi công xây dựng các công trình tầm cỡ và quy mô. Thì nhất định phải trải qua các bước thiết kế xây dựng công trình.

Và trong đó được quan tâm nhiều nhất có lẽ là phần thiết kế kỹ thuật.

Tuy được quy định rõ trong Luật xây dựng Việt Nam. Nhưng hiện nay có rất nhiều người đang nhầm lẫn và chưa hiểu rõ những quy chuẩn khi sử dụng khái niệm này.

Ở bài viết này, DanaSun.vn sẽ giới thiệu đến cho bạn những khái niệm về thiết kế kỹ thuật đầy đủ và liên quan nhất. Ví dụ như: Khi nào thì áp dụng thiết kế kỹ thuật trong thiết kế 1 bước, 2 bước, 3 bước? Hồ sơ thiết kế kỹ thuật gồm những gì? V..v… Nào hãy cùng xem dưới đây:

Thiết kế kỹ thuật là gì

Theo như Luật xây dựng Việt Nam được ban hành vào năm 2014. Thì khái niệm thiết kế kỹ thuật được định nghĩa như sau:

Thiết kế kỹ thuật là thiết kế cụ thể hóa thiết kế cơ sở. Sau khi dự án đầu tư xây dựng công trình được phê duyệt. Nhằm thể hiện đầy đủ các giải pháp, thông số kỹ thuật và vật liệu sử dụng phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật được áp dụng. Là cơ sở để triển khai thiết kế bản vẽ thi công.

Thiết kế kỹ thuật được áp dụng như thế nào?

Trong ngành xây dựng thì dự án đầu tư xây dựng có thể có một hoặc nhiều loại công trình. Mỗi loại công trình lại có một hoặc nhiều cấp công trình nhỏ.

Tùy theo loại, cấp của công trình và hình thức thực hiện dự án. Việc quy định số bước thiết kế xây dựng công trình do chủ đầu tư quyết định.

Thiết kế kỹ thuật chỉ có đối với những công trình thiết kế 3 bước. Gồm có thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuậtthiết kế bản vẽ thi công. DanaSun xin chỉ rõ cụ thể như sau:

  • Đầu tiên là Thiết kế một bước: Đây là thiết kế bản vẽ thi công được áp dụng đối với công trình có yêu cầu lập Báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng.
  • Thứ 2 là Thiết kế hai bước: gồm thiết kế cơ sở và thiết kế bản vẽ thi công được áp dụng đối với công trình phải lập dự án đầu tư xây dựng.
  • Thứ 3 là Thiết kế ba bước: gồm thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật và thiết kế bản vẽ thi công. Được áp dụng đối với công trình phải lập dự án đầu tư xây dựng có quy mô lớn. Và yêu cầu kỹ thuật và điều kiện thi công có tính chất phức tạp
  • Cuối cùng là Thiết kế theo các bước khác (nếu có) thì tùy theo thông lệ quốc tế.

thiet-ke-1-buoc-2-buoc-3-buoc-la-gi

Hồ sơ thiết kế kỹ thuật gồm những gì

Hồ sơ thiết kế kỹ thuật là giai đoạn thứ 2 trong quá trình thiết kế công trình xây dựng. Nội dung thiết kế kỹ thuật gồm 3 phần: Phần thuyết minh, phần bản vẽ và phần tổng dự toán. DanaSun sẽ chỉ rõ từng phần dưới đây:

ho-so-thiet-ke-ky-thuat-gom-nhung-gi

Phần thuyết minh

– Thuyết minh tổng quát

– Căn cứ để lập thiết kế kỹ thuật.

– Nội dung cơ bản của dự án đầu tư được duyệt.

– Danh mục quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật xây dựng, thiết kế mẫu được sử dụng.

– Tóm tắt nội dung đồ án thiết kế được chọn và các phương án so sánh.

– Các thông tin và chỉ tiêu cần đạt được của công trình theo phương án được chọn.

– Điều kiện tự nhiên, tác động của môi trường, diều kiện kỹ thuật chi phối thiết kế

– Tài liệu địa hình, địa chất công trình, thuỷ văn, khí tượng và động đất ở khu vực xây dựng.

  • Điều tra tác động môi trường.
  • Những điều kiện phát sinh sau khi lập dự án đầu tư.

Phần kinh tế kỹ thuật:

  • Năng lực, công suất thiết kế và các thông số của công trình.
  • Phương án, danh mục, chất lượng sản phẩm, tiêu thụ sản phẩm.
  • Những chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật và hiệu quả đầu tư.

Phần công nghệ:

  • Phương pháp san xuất và bõ trí dây chuyền công nghệ sán xuất và sứ dụng.
  • Tính toán và lựa chọn thiết bị.
  • Biện pháp an toàn lao động, an toàn sản xuất. Phòng cháy nổ chống độc hại, vệ sinh công nghiệp, bảo vệ môi trường sinh thái.

Phần kiến trúc xây dựng:

– Bố trí tổng mặt bằng, diện tích xây dựng, vị trí xây dựng công trình được thể hiện trên bản đồ.

– Giải pháp về kiến trúc, kết cấu chính, nền móng…

– Giải pháp kỹ thuật xây dựng: kết cấu chịu lực chính, nền móng có bản tính kèm theo nêu rõ cơ sở. Phương pháp và kết quả tính toán.

– Lắp đặt thiết bị và trang trí nội thất.

– Các hệ thống hạ tầng kỹ thuật. Gồm: cấp điện, cấp nhiệt, cấp nước, thoát nước, thông tin, báo cháy, điều khiển tự động… Và có bản tính kèm theo nêu rõ phương pháp và kết quá tính toán.

– Tổ chức giao thông và thiết bị vận tải.

– Trang trí bên ngoài: trồng cây xanh, sân vườn, lối đi…

– Tổng hợp khối lượng xây lắp, vật tư chính, thiết bị công nghệ của từng hạng mục công trình và toàn bộ công trình. So sánh rõ các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của các phương án thiết kế.

Phần bản vẽ

  • Hiện trạng của mật bằng và vị trí trên bản đồ của công trình được thiết kế.
  • Tổng mặt bằng bố trí chi tiết các hạng mục công trình và các hệ thống kỹ thuật.
  • Các bản vẽ chuẩn bị kỹ thuật khu đất xây dựng (san nền, thoát nước). Và các công trình hạ tầng ngoài nhà (đường, cấp điện, cấp nước, thải nước, xử lý nước thải, bảo vệ môi trường)
  • Dây chuyền công nghệ và vị trí các thiết bị chính.
  • Mặt bằng, mặt cắt ngang, cắt dọc chính, các mặt đứng của hạng mục công trình.
  • Bố trí trang thiết bị và các bộ phận công trình phụ cần thiết.
  • Sơ đồ mặt bằng các phương án bố trí và kích thước các kết cấu chịu lực chính: nền, móng, cột, dầm, sàn…
  • Phối cảnh toàn bộ công trình.
  • Các hệ thống công trình kỹ thuật bên trong công trình. Gồm: cấp điện, cấp nước, thải nước, thông gió, điểu hoà nhiệt độ, thông tin, báo cháy, chữa cháy.
  • Lối thoát nạn và giải pháp chống cháy nổ công trình.
  • Xây dựng bên ngoài: hàng rào, cây xanh, sân vườn.
  • Tổng mặt bằng tổ chức xây dựng và mặt bằng thi công các hạng mục đặc biệt.
  • Mô hình toàn bộ công trình hoặc từng bộ phận công trình.

Phần tổng dự án

  • Tổng dự toán xây dựng của công trình nói lên toàn bộ chi phí công trình mà các chủ đầu tư phải bỏ vốn thực hiện. Tổng dự toán không được vượt tổng mức đầu tư được duyệt.
  • TDTXDCT bao gồm các dự toán xây dựng công trình, hạng mục công trình. Chi phí quản lý dự án và chi phí khác của dự án chưa được tính trong dự toán xây dựng công trình, hạng mục công trình.

Lời kết

Trên đây chúng tôi đã giới thiệu đầy đủ về khái niệm thiết kế kỹ thuật là gì? Hy vọng rằng qua bài viết này đã giúp các bạn hình dung được khi nào thì sử dụng thiết kế kỹ thuật trong hành nghề.

Mọi thắc mắc cần giải đáp, xin vui lòng gửi mail cho chúng tôi qua địa chỉ: info@danasun.vn, chúng tôi sẽ trả lời trong thời gian sớm nhất. Xin cảm ơn!

5/5 - (2 votes)
5/5 - (2 votes)

Với đam mê và kinh nghiệm về kiến trúc, nội thất, tôi là Lê Công Tùng tác giả tại DanaSun, luôn sẵn sàng chia sẻ cho bạn những dịch vụ, phong cách, hình ảnh đẹp về kiến trúc xây dựng và nội thất, phong thủy.

Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Oldest
Newest Most Voted
Inline Feedbacks
View all comments