Nếu bạn để ý khi giới thiệu bất kì một dự án nào đó, chủ đầu tư thường khoe về mật độ xây dựng với con số thấp khá hấp dẫn.

Vậy bạn đã biết rõ mật độ xây dựng là gì chưa? Cách tính mật độ trong xây dựng như thế nào? Nếu chưa biết hãy đọc bài viết sau đây nhé.

Mật độ xây dựng là gì?

Khi bắt tay xây dựng một dự án nào đó cũng phải dựa vào bộ Quy chuẩn về thiết kế nhà cao tầng và bộ Quy chuẩn về kỹ thuật xây dựng $ quy hoạch xây dựng.

mat-do-xay-dung-la-gi

Theo đó, mật độ xây dựng được chia làm 2: Mật độ xây dựng thuầnmật độ xây dựng gộp.

Mật độ xây dựng thuần (net-tô)

Mật độ xây dựng thuần là tỷ lệ diện tích chiếm đất của các công trình trên tổng diện tích lô đất (phần này không bao gồm diện tích chiếm đất của các công trình như: các tiểu cảnh trang trí, bể bơi, sân thể thao ngòai trời. Trừ sân ten-nit và sân thể thao được xây dựng cố định chiếm khối tích không gian trên mặt đất)

Nếu khó hiểu bạn có thể xem ví dụ sau đây:

Ví dụ 1:

  • Diện tích đất của nhà bạn 5mx20m = 100m2.
  • Diện tích xây nhà: 5mx17m = 85m2.
  • Phần sân trước chừa 3m: 5mx2m=10m2
  • Phần sân sau bạn chừa 1m: 5mx1m=5m2

Như vậy mật độ xây dựng = 85m2/100m2 x100 = 85%

Trong đó: 

Phần xây dựng là 85% (tương ứng 85m2), phần chừa sân 15% (tương ứng 15m2).

Ví dụ 2:

  • Diện tích đất 5mx20m = 100m2.
  • Phần diện tích xây nhà: 5mx18m = 90m2.
  • Trong nhà bạn chừa lỗ thông tầng từ trệt lên mái với diện tích 5m2. Ở phía dưới trệt bạn làm hồ tiểu cảnh.
  • Phần sân trước chừa 3m: 5mx2m=10m2

Như vậy mật độ xây dựng = 90m2/100m2 x100 = 90%

Trong đó:

  • Phần xây dựng là 90% (tương ứng 90m2)
  • Phần chừa sân 10% (tương ứng 10m2).
  • Mục lỗ thông tầng phía dưới có công trình kiến trúc nên phải tính vào là phần xây dựng.

Mật độ xây dựng gộp (brut-tô) của một khu vực đô thị

Mật độ xây dựng gộp là tỷ lệ diện tích chiếm đất của công trình kiến trúc xây dựng trên tổng diện tích toàn khu đất

Diện tích toàn khu đất bao gồm: sân đường, các khu cây xanh, không gian mở, các khu vực không xây dựng công trình trong khu đất đó.

Phân loại mật độ xây dựng

Theo đặc trưng công trình mật độ xây dựng sẽ có các loại sau:

  • Mật độ xây dựng nhà ở riêng lẻ
  • Mật độ xây dựng nhà phố
  • Loại mật độ xây dựng biệt thự
  • Mật độ xây dựng chung cư

Tiêu chuẩn mật độ xây dựng giúp công trình được xây dựng hợp lý. Bạn có thể tra cứu nhanh mật độ xây dựng tối đa cho nhà ở riêng lẻ, nhà vườn, biệt thự,…như sau

tra-cuu-nhanh-mat-do-xay-dung

Cách tính mật độ xây dựng

Căn cứ Quyết định số 04/2008/QĐ-BXD ngày 03/04/2008 của Bộ Xây dựng v/v Ban hành về “ Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về Quy hoạch xây dựng” (QCXDVN 01:2008/BXD). Xem chi tiết tại đây

Sở Xây dựng thống nhất hướng dẫn về cách tính mật độ xây dựng công trình kiến trúc xây dựng. Nhằm mục đích để các cơ quan thẩm định hay đơn vị tư vấn thiết kế xây dựng và những đơn vị liên quan biết.

Có thể thực hiện khi lập, thẩm định, phê duyệt hoặc cấp giấy phép xây dựng các công trình xây dựng có liên quan tới chỉ tiêu mật độ xây dựng theo quy chuẩn như sau:

Mật độ xây dựng (%) = Diện tích chiếm đất của công trình kiến trúc (m2) / Tổng diện tích lô đất xây dựng (m2) x 100%

Trong đó:

Diện tích chiếm đất của công trình kiến trúc: Tính theo hình chiếu bằng của công trình. Ngoại trừ các nhà phố, liên kế có sân vườn.

Diện tích chiếm đất của công trình: Sẽ không bao gồm diện tích chiếm đất của các công trình. Ví dụ như: các tiểu cảnh trang trí, bể bơi, sân thể thao ngoài trời (trừ sân tennis và sân thể thao được xây dựng cố định trên mặt đất, bể cảnh…)

Quy định về mật độ xây dựng nhà ở ở nông thôn

Quy định về mật độ xây dựng tối đa cũng như cao tầng đối với nhà ở riêng lẻ ở nông thôn.

Mật độ xây dựng tối đa đối với nhà ở riêng lẻ

mat-do-xay-dung-nha-o-rieng-le
Mật độ xây dựng nhà ở riêng lẻ

Các quy định tối đa về các tầng xây dựng

quy-dinh-ve-cac-tang-xay-dung
Quy định về các tầng xây dựng

Ở trên là quy định về cách tính mật độ xây dựng nhà ở riêng lẻ tại Việt Nam dựa vào các điều luật quy định của bộ xây dựng.

Những ai đang có nhu cầu xây dựng nên xem xét một cách kĩ lưỡng để thực hiện một cách chính xác nhất.

Song song đó việc xây dựng nhà phố cũng có những quy chuẩn riêng về hoạt động thi công xây dựng Đà Nẵng, quy định mật độ xây dựng tại Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, nói nôm na là các thành phố lớn sẽ có những riêng biệt sau:

Quy định về mật độ xây dựng nhà phố

quy-dinh-mat-do-xay-dung-nha-pho-1

quy-dinh-mat-do-xay-dung-nha-pho-1-2

Quy định mật độ xây dựng nhà phố 1

+1: mang ý nghĩa sẽ được thêm 1 tầng so với số tầng cơ bản. Số tầng phụ thuộc vào lộ giới cũng như khu vực ở là trung tâm hay ngoại ô. Hay các khu vực riêng do Ủy ban nhân dân quy định.

Chiều cao và lộ giới được quy định như sau:

chieu-cao-va-lo-gioi
Chiều cao và lộ giới

Độ vươn của ban công và ô văng phụ thuộc vào lộ giới

do-vuon-cua-ban-cong-o-vang-vao-lo-gioi
Độ vươn của ban công, ô văng vào lộ giới

Song song đó, nên lưu ý các điều sau:

  • Nhà có hẻm sẽ không được phép lên sân thượng.
  • Đường nhỏ hơn 7m: xây trệt, lửng, 2 tầng, sân thượng.
  • Với các đường nhỏ hơn 20m: xây trệt, lửng, 2 tầng, sân thượng.
  • Những ường lớn hơn 20m: xây trệt, lửng, 4 tầng, sân thượng.
  • Trục thương mại: 5 tầng.
  • Những trục đường thương mại lũy bán bích 3,5m.

Lời kết

Qua bài viết mà DanaSun – thi công nội thật tại Đà Nẵng vừa chia sẻ ở trên hi vọng bạn đã có những kiến thức bổ ích về mật độ xây dựng là gì? Cách tính mật độ xây dựng ra sao?

Chúc bạn sẽ sớm có một ngôi nhà đẹp nhất cho mình.

5/5 - (1 vote)
5/5 - (1 vote)

Với đam mê và kinh nghiệm về kiến trúc, nội thất, tôi là Lê Công Tùng tác giả tại DanaSun, luôn sẵn sàng chia sẻ cho bạn những dịch vụ, phong cách, hình ảnh đẹp về kiến trúc xây dựng và nội thất, phong thủy.

Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments