Trong thi công xây dựng nói chung và xây nhà ở dân sinh nói riêng, phần thi công xây móng được xem là quá trình quan trọng nhất. Móng cọc được thiết kế và gia cố bởi nhiều thành phần khác nhau từ tràm, cọc bê tông cốt thép, đá, bê tông…

Vậy móng cọc là gì? Thi công móng cọc gồm những giai đoạn nào? Hãy cùng công ty thi công xây dựng Đà NẵngDanaSun giải đáp câu hỏi này qua bài viết sau nhé.

Móng cọc là gì?

Móng cọc là loại móng được dùng phổ biến trong các công trình có tải trọng lớn. Được xây dựng trên nền đất yếu.

mong-coc

Móng cọc bao gồm có đài và cọc. Chúng có nhiệm vụ chính là truyền tải trọng từ công trình xây dựng xuống các lớp đất tốt đến tận sỏi đá nằm ở dưới sâu và xung quanh nó.

Phân loại:

Có 2  loại móng cọc cơ bản hiện nay. Đó là:

  • Móng cọc đài thấp: Là loại móng trong đó các cọc hoàn toàn chịu nén và không chịu tải trọng uốn. Loại móng này được đặt sao cho lực ngang móng phải cân bằng với áp lực bị động của đất theo độ sau đặt móng tối thiểu.
  • Móng cọc đài cao: Đây là loại móng cọc có chiều sâu của móng nhỏ hơn chiều cao của cọc. Móng cọc chịu cả 2 tải trọng uốn nén.

Cấu tạo:

– Cấu tạo móng cọc

  • Cọc gỗ
  • Cọc bê tông cốt thép
  • Loại cọc thép
  • Cọc hỗn hợp

– Cấu tạo đài cọc

  • Đài cọc có chức năng liên kết giữa các cọc còn lại với nhau.
  • Khoảng cách giữa 2 cọc là 3D, cọc xiên là 1.5D…
  • Độ sâu chôn cọc trong đài phải lớn hơn 2D. Không lớn hơn 120cm so với đầu cọc nguyên.

cau-tao-mong-coc

Quy trình thi công móng cọc đạt chuẩn trong xây dựng

Chuẩn bị kỹ mặt bằng thi công

– Khảo sát địa chất là công việc đầu tiên giúp bạn đánh giá được những kiều kiện thuận lợi của môi trường để tiến hành thi công.

– Kiểm tra yêu cầu kỹ thuật của các loại cọc để sử dụng trong quá trình thi công.

Trình tự thi công biện pháp ép cọc bê tông cốt thép

Công tác chuẩn bị:

– Kiểm tra thật kỹ khu đất trước khi tiến hành

– Xác định vị trí ép góc.

– Thiết bị máy móc thi công cần được kiểm tra và lắp đặt đúng quy định.

Quy trình ép cọc bê tông cốt thép

Bước 1:

Tiến hành ép cọc C1, bạn dựng cọc vào giá đỡ cọc sao cho mũi cọc hướng đúng vị trí thiết kế. Có phương thẳng đứng không nghiêng.

Bước 2:

Tiến hành ép các cọc ép tiếp theo (C2 nối tiếp với C1) đạt đến độ sâu thiết kế. Bạn cần kiểm tra bề mặt của hai đầu đoạn cọc. Tiến hành sửa chữa thật phẳng.

Đồng thời kiểm tra các mối nối, tiến hành lắp dựng đoạn cọc vào vị trí ép sao thật đúng với đoạn mũi cọc với độ nghiêng cho phép không quá 1%.

Gia tải lên cọc một lực tại mặt tiếp xúc. Tiến hành hàn nối theo quy định thiết kế. Ép cọc C2, tăng dần áp lực sao cho cọc xuyên vào đất với vận tốc không quá 2cm/s.

Không nên dừng mũi cọc trong đất sét dẻo cứng quá lâu. Bởi vì điều này sẽ làm ảnh hưởng đến mối hàn ép.

Bước 3:

Khi cọc cuối cùng được ép đến mặt đất, dựng đoạn cọc lõi thép chụp vào đầu cọc rồi tiếp tục ép cọc đến độ sâu thiết kế.

Bước 4:

Sau khi đã thực hiện ép cọc xong tại một vị trí. Bạn chuyển hệ thống máy móc thiết bị đến các vị trí tiếp theo.

Quy định về sai số

  • Độ nghiêng của cọc không được vượt quá 1%.
  • Vị trí cao đáy đài đầu cọc sai số phải <75mm so với vị trí thiết kế.

Gia công cốt thép

– Sửa thẳng và đánh gỉ.

– Bạn tiến hành cắt và uốn cốt thép với hình dạng của móng.

– Nối theo yêu cầu kỹ thuật, hoàn thiện hệ thống khung cốt thép.

Lắp dựng cốp pha

– Khung cốt thép sau khi nối phải bền chắc.

– Ván khuôn cần đạt tiêu chuẩn ráp đúng yêu cầu kĩ thuật. Mục đích làm khung đỡ cho quá trình đổ bê tông.

– Chân đỡ phải đúng tiêu chuẩn. Đúng mật độ, được lắp đặt theo đúng quy cách.

Đổ bê tông móng

– Bạn sử dụng bê tông lót để làm mặt sàn lót cho quá trình đổ bê tông. Bê tông lót có chiều dày khoảng 10cm.

– Quá trình đổ bê tông phải cẩn thận để đảm bảo chất lượng móng của công trình.

– Sau khi đổ bê tông, cần nhanh chóng sử dụng các loại đầm bàn, đầm dùi để đầm bê tông.

– Biện pháp bảo dưỡng bê tông và yêu cầu bảo dưỡng để đạt hiệu quả tốt nhất trong thi công

Trên đây là những chia sẻ của thiết kế kiến trúc DanaSun giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về móng cọc là gì?

Mong rằng các thông tin của DanaSun ở trên đã giúp bạn có thêm kiến thức về móng cọc trước khi bắt tay vào thực hiện công trình xây dựng được đảm bảo hơn.

Xem thêm móng bè là gì tại bài viết này

5/5 - (4 votes)
5/5 - (4 votes)

Với đam mê và kinh nghiệm về kiến trúc, nội thất, tôi là Lê Công Tùng tác giả tại DanaSun, luôn sẵn sàng chia sẻ cho bạn những dịch vụ, phong cách, hình ảnh đẹp về kiến trúc xây dựng và nội thất, phong thủy.

Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments